Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vật liệu làm tủ bếp từ chất liệu giá bình dân đến cao cấp. Nên rất khó nếu như bạn muốn lựa chọn vật liệu làm tủ bếp. Bài viết dưới đây Kitchentown xin chia sẻ về các loại vật liệu làm tủ bếp phổ biến nhất hiện nay. Tùy vào sở thích và điều kiện kinh tế mà bạn có thể lựa chọn cho mình loại vật liệu phù hợp nhất.
- Tủ bếp gỗ tự nhiên
Tủ bếp gỗ tự nhiên đẹp luôn đem đến vẻ hoàn mỹ từ thiên nhiên. Màu sắc của tủ bếp gỗ đẹp một nét riêng rất sang trọng, cổ điển không hoa mỹ nhưng lại nổi bật. Đối với gỗ thì vân gỗ chính là đặc điểm để nhận dạng các loại gỗ. Những đường vân gỗ tự nhiên tô điểm nét đẹp hoàn hảo cho không gian.
Ưu điểm: gỗ tự nhiên bền và chắc chắn, thẩm mĩ cao
Nhược điểm: nặng, giá thành cao, dễ bị cong vênh, co ngót, mối mọt.
Theo các chuyên gia về tủ bếp, gỗ tự nhiên chỉ nên dùng ở phần mặt cánh, phần thùng tủ để đảm bảo yếu tố ổn định nên chọn những vật liệu như MDF, WPB, thép không gỉ.
2. Tủ bếp gỗ công nghiệp.
Tủ bếp gỗ công nghiệp thường sử dụng các loaị gỗ như: MFC, MDF hoặc WPB.
- Gỗ MFC: MFC viết tắt của cụm từ “Melamine Faced Chipboard”. Đây là dạng ván gỗ dăm phủ Melamine trên bề mặt. Tủ bếp gỗ MFC có hai loại chính là MFC chống ẩm (lõi xanh) và MFC thường.
Ưu điểm:
– Độ bền màu và độ bền cơ lý tốt
– Giá thành rẻ hơn các loại gỗ công nghiệp khác, rẻ hơn gỗ công nghiệp MDF khoảng 60%.
– Màu sắc đa dạng, đồng đều nhiều mẫu mã đa dạng phong cách hiện đại, sang trọng. Gỗ MFC được phủ lớp Melamine có khả năng chống thấm nước, chống trầy xước, chống va đập mạnh khi sử dụng
Nhược điểm:
– Ván gỗ nặng, độ chịu dẻo kém hơn các loại gỗ công nghiệp khác như gỗ MDF
- Gỗ MDF: Gỗ MDF là tên gọi viết tắt của cụm từ ”Medium Density Fiberboard”, là loại gỗ ván sợi có mật độ trung bình. Gỗ MDF có 2 loại phổ biến là ván MDF thường và ván MDF chống ẩm (lõi xanh). Bề mặt MDF có độ phẳng nhẵn, có thể ép các tấm vật liệu phủ bề mặt như Melamine, Laminate,
Ưu điểm:
– Tủ bếp gỗ MDF có độ bền cao.
– Bề mặt gỗ vô cùng đa dạng, khả năng chống trầy xước của bề mặt laminate cực tốt, hơn nữa chúng còn có sự ổn định về màu sắc.
– Có khả năng chịu nhiệt, chịu nước.
Nhược điểm:
– Chịu lực thẳng đứng không tốt
- Tấm WPB: Tủ gỗ WPB hay còn gọi là gỗ nhựa được làm từ hợp chất gồm 40% gỗ và 60% nhựa trộn với nhau bằng keo chuyên dụng. Sau quá trình xử lý công nghiệp sẽ được ép thành ván và sử dụng cho các sản phẩm.
Ưu điểm:
– Chống nước và chống mối mọt tuyệt đối, thùng tủ bếp bằng vật liệu WPB sẽ mang lại sự ổn định cao, bất chấp các điều kiện sử dụng, người sử dụng hoàn toàn yên tâm trong thời gian dài.
– Với kết cấu gốc nhựa, tấm WPB có trọng lượng nhẹ, chậm cháy và hoàn toàn chống nước, được sử dụng rộng rãi cho các thiết kế quảng cáo, hội chợ, trang trí nội và ngoại thất, đặc biệt là cửa chống nước, tủ bếp, tủ vệ sinh, vách vệ sinh, vách trang trí…
– WPB có độ bền vượt trội, đặc biệt không mối mọt, không ẩm mốc, an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
Nhược điểm:
– Kết cấu ốc vít không chặt, khó bắt vít do thành phần chủ yếu là nhựa.
3. tủ bếp hợp kim.
Mẫu tủ bếp với thùng tủ làm từ chất liệu hợp kim có độ chắc chắn, chống nước, chống môi mọt, chống cháy, gọn nhẹ, thiết kế sang trọng, dễ thi công, khả năng tùy biến cao độ bền gần như vĩnh cửu. Đây là loại vật liệu mới mang tính đột phá trong ngành sản xuất tủ bếp tại Việt Nam. Hiện nay duy nhất tại KitchenTown cung cấp loại tủ bếp này.
4. Tủ bếp thép không gỉ
Tủ bếp thép không gỉ là dòng tủ có thùng tủ và bề mặt bếp thép không gỉ liền khối với chậu rửa . Chống nước, chống môi mọt, lửa, sạch sẽ, thân thiên với môi trường và sức khỏe. Độ bền vĩnh cửu.
Hiện nay tại Việt nam dòng tủ bếp EIDAI thép không gỉ nhập khẩu Nhật bản đang được phân phối độc quyền tại các showroom của KitchenTown.
Trên đây là 4 loại vật liệu làm tủ bếp phổ biến hiện nay được các chuyên gia thiết kế tư vấn lựa chọn, mỗi loại vật liệu có ưu điểm và nhược điểm khác nhau nếu như bạn muốn sở hữu một không gian bếp hoàn hảo nên sử dụng kết hợp các loại vật liệu lại với nhau sẽ cho hiệu quả tối ưu hơn trong thiết kế lẫn màu sắc và kích thước vật liệu làm tủ bếp.